Sala Garden – Buông bỏ trong ý niệm này không phải là buông xuôi, phó mặc cho số phận, cũng không có nghĩa là né tránh, đầu hàng trước thử thách mà buông bỏ ở đây là chấp nhận cuộc sống, vứt bỏ những gánh nặng trên vai, an nhiên giữa đời thường và mở lòng mình để đón nhận những điều tốt đẹp.
Trong cuộc sống hằng ngày, sẽ nhiều áp lực mà chúng ta thường khó tránh rồi những va chạm trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, và các mối hệ có thể là ở nhà hay nơi làm việc. Khi xảy thua trong những cuộc tranh cãi, thường không dễ giữ được hòa khí.
Sự tổn thương
Kết quả là ta có thể làm tổn thương người khác hoặc người khác làm tổn thương. Có thể chúng ta sẽ cảm thấy hận thù, hay đau khổ vì những điều đó, thấy đau đớn vì những mặc cảm thua cuộc, yếu đuối, tự cho là mình kém cỏi, cay đắng vì thất bại hoặc có thể sẽ cảm thấy hả hê khi đả bại được đối thủ trong cuộc xung đột, thấy càng thêm hận thù và muốn gây chiến tiếp tục.
Sự hối hận
Cũng có thể nhiều người sẽ cảm thấy hối hận vì sau những khoảnh khắc như vậy, có thể là sau chiến thắng vì phía sau chiến thắng ấy là những xa cách, mất mát và thảm cảnh của người kia hoặc sau thất bại thì chúng ta oán trách bản thân vì đã không làm tốt nhất có thể rồi mọi chuyện tồi tệ xảy ra vì cái thất bại này.
Có hai thứ lý do chính khiến tâm chúng ta không bình yên đó là vì chúng ta luôn tìm kiếm cảm giác tốt nhất, tìm sự thoải mái nhất, quá tham vọng ở trong đó. Thì khi không đạt được những điều đó , chúng ta sẽ sụp đổ nặng nề, và có thể buông bỏ tất cả, chìm sâu vào cơn hận đời. Vậy, đứng trước những câu chuyện chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều trong cuộc sống thì làm như thế nào để giữ cho tâm của chúng ta vẫn bình an, vững vàng trong những lúc châm ngòi cho xung đột và sau khi xung đột.
Nếu đang bị kẹt vào những ham muốn về những thứ cảm giác tốt thì lời khuyên cho chúng ta là nên từ bỏ đi bớt sự hoàn hảo mà mình hướng tới. Hãy bắt đầu ngồi thiền vài phút và nhắm mắt lại quên đi những khát khao đó, lúc đó sẽ tìm được những thứ mình cần phải buông bỏ. Buông bỏ những cảm giác ham muốn, hạnh phúc của cuộc sống từ bên ngoài đưa đến, để đi tìm tự do, hạnh phúc từ bên trong. Buông bỏ những cảm giác ban đầu làm ta được thỏa mãn, được dễ chịu. Để cuối cùng, ta đạt đến mục đích đi tìm con người chân thật của mình. Ở trong đó, bình yên và hạnh phúc tự sản sinh.
Có 7 cách để bắt đầu tập buông bỏ những muộn phiền, âu lo nhiều cảm xúc biến động trong cuộc sống.
Buông bỏ những định kiến:
Trong cuộc sống, chắc hẳn rằng sẽ có những quan niệm mà chúng ta cho là mặc định đúng từ xưa giờ của mình, nhưng thực ra chưa chắc đúng mà đó chỉ là những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ những cách giáo dục lúc trước, lối tư duy xưa cũ, khiến chúng ta nhanh chóng đưa ra kết luận về một điều gì đó khi tranh luận với ai mà bỏ ngoài tai lời họ nói về suy nghĩ của họ. Hãy mở lòng, để lắng nghe, để đón nhận những điều mới mẻ, để nhìn lại mình và có 1 cái nhìn thâm sâu đầy tha nhân. Từ bỏ đi sự cố chấp mà mình chỉ làm tổn thương người khác và bản thân.
Buông bỏ tham vọng:
Khao khác, mong muốn mọi việc diễn ra theo ý mình là lẽ thường tình, nhưng đừng quá kì vọng và hi vọng quá mức vì nó. Từ bỏ đi sự lo lắng về kết quả, mà bạn hãy tập trung vào những điều tốt đẹp, chú tâm vào niềm vui trong việc mình làm tiếp theo thay vì lo lắng về những gì đã qua. Đừng xây dựng nên hạnh phúc với những kỳ vọng bởi bạn chỉ có thể kiểm soát được hành động của mình chứ không thể kiểm soát được mọi kết quả trong cuộc sống. Người ta hay nói kỳ vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn mà.
Buông bỏ khát khao chiếm hữu:
Con người chúng ta bản chất vốn dĩ tham làm, nên bản tính muốn chiếm hữu là điều dễ dàng nhận ra được nhưng điều chúng ta cần làm chủ, chinh phục trước tiên chính là cái tâm vững vàng, tĩnh lặng chứ không biến động bởi những yếu tố ngoài đời thực cả về vật chất lẫn con người. Đời là vô thường và ai rồi cũng sẽ lìa trần gian này với hai bàn tay trắng. Khi tâm bất an thì ngay cả có đầy đủ tất cả mọi thứ, chúng ta vẫn thấy không hạnh phúc được vì hạnh phúc là biết đủ và cảm thụ hết được những gì mình đang có.
Buông bỏ suy nghĩ tiêu cực:
Tâm chúng ta có xu hướng suy diễn, phóng đại ra đủ thứ vọng tưởng, xa vời và chìm đắm trong sự lo âu, hận sầu. Sự mặc cảm, tự ti, suy nghĩ tiêu cực nó đến từ những suy nghĩ tiêu cực đó. Vô tình và cũng chính là nguyên do dẫn đến cuộc sống của mỗi người quanh ta không được hạnh phúc.
Buông bỏ tiếc nuối:
Dưới góc nhìn của Đạo Phật, cuộc đời này là bể khổ, sinh lão bệnh tử là 4 cái khổ thuộc về cơ thể. Còn về tâm, không phải những gì chúng ta mong ước đều trở thành hiện thực; người mình yêu thương thì có lúc phải xa cách, mất đi 1 công việc hay điều gì mình mong đợi nhưng không có được thì chắc hẳn tâm mình sẽ vô cùng tiếc nuối. Hiểu rằng những thứ đó là bản chất của cuộc sống, là ‘bình thường’ thôi, chúng ta muốn không tự làm khổ mình vì những tiếc nuối và dằn vặt bởi những nỗi đau hay sai lầm trong quá khứ thì hãy tâm niệm rằng cuộc đời sẽ không dừng lại ở thời điểm chúng ta tiếc nuối đâu, mà những tiếc nuối rồi cũng ra đi thôi và hết cơ hội này thì chắc hẳn sẽ còn mở ra nhiều cơ hội khác tốt đẹp cho mình mà.
Buông bỏ hận thù:
Sự giận dữ, ấm ức lâu ngày nếu không giải tỏa được sẽ hằn sâu trong tâm trí và biến thành thù hận, xấu hơn nữa sẽ dẫn đến trả thù và ảnh hưởng đến lương tâm nhân cách của 1 con người. Nó khiến chúng ta tổn hao rất nhiều năng lượng quý giá mà chúng ta quên rằng mọi chuyện vẫn còn ở phía trước, những thứ tốt đẹp, những con người yêu quý bạn vẫn còn đang đợi bạn đi cùng trong tương lai.
Tất cả những chân lý, giáo điều tốt đẹp trong cuộc sống này, đều hướng đến một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc và tâm bình cho tất cả nhân sinh. Hãy trân trọng cuộc sống này bằng cái đẹp vốn dĩ nó luôn tồn tại sẵn có trong mỗi người, trong mỗi hơi thở, cái nhìn để đến khi xa lìa thế gian thì vẫn không nặng lòng mà kết thúc bằng cái nhắm mắt hạnh phúc và hài lòng với hơi thở cuối cùng tại 1 nghĩa trang mà mình không sợ hãi và xem nó như là điểm đến cuối cùng cho cuộc đời mình, là 1 thánh địa tâm linh đầy sự giải thoát như ở nghĩa trang Sala Garden.