Giữa nhịp sống vội vàng của đô thị Sài Gòn hiện đại. Ở đâu có vẫn có những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính. Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa hơn 250 năm tuổi. Một chốn linh thiêng giữa đất Sài thành phồn hoa.

Lịch sử chùa Thiên Hậu

Theo các nguồn thông tin, bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Những sự tích về Bà được truyền miệng từ đời này sang đời khác nên ít nhiều cũng sẽ khác đi ít nhiều. Tuy nhiên nội dung chủ yếu vẫn là đề cao một phụ nữ người Hoa có lòng hiếu thảo, dám xả thân để cứu giúp mọi người…

Chùa bà Thiên Hậu

Vì thế, vào thế kỷ 18, một nhóm người Hoa khi di dân sang Việt Nam sinh sống. Họ tin rằng sự hiển linh của bà sẽ giúp họ vượt qua được mọi trở ngại và được an cư lạc nghiệp. Vì thế đã xây dựng ngôi chùa này để tỏ lòng biết ơn bà đã phù hộ cho họ đến vùng đất mới một cách bình yên và an toàn.

Không chỉ là một nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa ở Sài Gòn mà ngôi miếu này. Chùa Bà Thiên Hậu còn được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của những người Hoa.

Sau 250 năm tồn tại trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa thì đến ngày nay Ngôi chùa này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Vào năm 1993 nó đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Những kiêng kị khi xây mộ phong thủy

Vị trí của chùa Bà Thiên Hậu

Tên chữ Hán của ngôi chùa này là Thiên Hậu miếu tức miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người miền Nam xưa nơi nào linh thiêng được gọi là chùa nên có tên chùa Bà Thiên Hậu được sử dụng cho đến ngày nay.

Cổng Chùa Bà Thiên Hậu

Ngôi chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Có một Hội quán Tuệ Thành – là nơi quy tụ của một nhóm người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc là Tuệ Thành Hội quán nằm ngay bên cạnh chùa.

Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu

Ngôi chùa Bà Thiên Hậu được thiết kếtheo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang.

Chùa bà Thiên Hậu được thiết kế và xây dựng theo ba giang chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Bức tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch linh thiêng được thờ ở chính điện. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương tả. Bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử Việt Nam với nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo được đặt tại trung điện.

Phần mái

Ngay từ phía cổng, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc của ngôi chùa. Mọi thứ đều được nhuốm màu thơi gian khiến cho không gian càng tính lặng. Sau cánh cổng nhỏ sẽ lạc vào chốn huyền bí vừa bí ẩn nhưng cũng thật thân thuộc. Phần kiến trúc dọc theo chiều dài của ngôi chùa là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng.

Phần mái

Tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính điện. Chỉ cần đến một lần, bạn sẽ có ấn tượng sâu đậm không thể diễn tả bằng lời về cái vẻ huyền bí, u tịnh đó.

Đặc biệt, phần mái được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Nếu bạn ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ thấy công trình kiến trúc này rất là tinh tế là kỳ công. Từ đó, thêm phần nể phục tâm huyết và tài năng của họ.

Chùa Bà Thiên Hậu

Điểm nổi bật của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người đến đây để thăm viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin các ý nguyện với bà Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu

Một điểm nhấn đặc biệt khác của ngôi chùa chính là toàn bộ vật liệu đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những chi tiết nhỏ như cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến phần tượng nhỏ,…Điều đó cho thấy rằng chùa Bà Thiên Hậu có ảnh hưởng hết sức quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.

Xem thêm về chùa Bửu Long 

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu

Vào mỗi dịp Tết đến, dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng. Người dân cũng như người tham quan du lịch thường tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên.

Lễ hội tại chùa Bà Thiên Hậu

Lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói nhang nhờ những người đến cầu lộc, cầu tiền tài, cũng có người cầu bình an.

Vào 23 tháng 3 Âm lịch là vía Bà Thiên Hậu là một sự kiện lớn được nhiều người quan tâm.Vào ngày đó, tượng Bà Thiên Hậu sẽ được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh chùa. Và nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… khắc họa một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt.

Lễ hội tại chùa Bà Thiên Hậu

Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là một nơi để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ.

Top 10 ngôi chùa linh thiên tại Sài Gòn