Tết Thanh Minh chịu ảnh hưởng của nền Văn hóa Trung Quốc cổ đại. Nó là một trong hai mươi tư tiết khí tính theo lịch âm. Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời – dương lịch, chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng – âm lịch. Vì thế, Tiết Thanh Minh thường rơi vào mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch.
Tuy không phải là ngày lễ lớn nhưng nó là một ngày không thể thiếu của người Việt. Đây là ngày để những người còn sống báo hiếu, trả ơn, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên.
Việc cần làm trong ngày Tết Thanh Minh
Ngày Tết Thanh Minh là dịp để con cháu đi sửa lại phần mộ của tổ tiên, dòng họ. Khi đi tảo mộ, mọi người thường đắp lại những chỗ mồ bị nứt, rẫy những cây cỏ dại. Đây cũng là dịp để cải táng, xây dựng lại mộ phần cho người thân đã khuất.
Sau đó, mọi người thường thắp hương và trồng một vài cây hoa nhỏ như cây bỏng, hoa mười giờ… Hoặc cắm những bông hoa tươi đẹp cho người thân đã khuất.
Một số lưu ý khi chọn hoa cắm
Dịp Tết Thanh Minh nên chọn những bông hoa mộc mạc, màu sắc không quá sặc sỡ. Tốt nhất là hoa màu vàng hoặc màu trắng là những màu chính. Mọi người cũng có thể cắm thêm những bông hoa màu tím xen lẫn vào đấy. Thông thường nhiều người vẫn hay chọn hoa cúc trắng hoặc vàng, hay là hoa huệ.
Với những người quá cố cùng thế hệ, bạn có thể dùng hoa cúc trắng, vàng, hoa hồng, hoa ly, hoa loa kèn…Với hoa dâng cho những người đã khuất là bạn bè hoặc người ít tuổi thì nên chọn loại hoa mà người đó lúc sống thích.
Một số lưu ý khi đi tảo mộ Tết Thanh Minh
- Trước khi ra mộ cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép gia tiên trước khi đi tảo mộ.
- Khi đi tảo mộ, bạn đừng thuê người xách đồ, mà hãy để con cháu trong nhà xách.
- Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn hoặc là người kế thừa việc thờ phụng.
- Thắp hương cho thổ công, thổ địa ở nơi chôn cất trước khi thắp hương cho tổ tiên.
- Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.
- Bạn nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi mộ. Còn với mộ chưa xây thì làm thêm việc đắp đất. Nhỏ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên đào bới gây sạt lở mộ.
- Không đốt vàng mã quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.
Cúng Thanh Minh như thế nào?
Cúng ngoài mộ
Mâm lễ gồm: vàng mã, hương đèn, trầu cau, hoa quả, đồ cúng chay hoặc mặn vào chỗ thờ. Sau đó, thắp nhang, đèn, vái 3 vái tỏ lòng thành kính với quan thổ công, thổ địa. Tiếp theo là mời gia tiên trở về bằng cách đọc các bài khấn lễ riêng khi đi tảo mộ.
Trong lúc chờ tuần nhang, mọi người có thể ra phần mộ nhà mình thắp hương, xin phép được dọn dẹp, sửa sang. Sau khi lễ xong, mọi người trong gia đình mới tiến hành dọn dẹp phần mộ. Khi hương đã được 2/3, mọi người có thể lễ tạ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
Cúng tại gia
Trước ngày cúng Tết Thanh Minh, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người mà mâm cơm có thể khác nhau. Quan trọng là mọi người chuẩn bị với tấm lòng thành kính. Khi cúng, gia chủ cần phải trang nghiêm, bày tỏ sự hiếu kính với tổ tiên.
Thông thường vào dịp này Sala Garden sẽ tổ chức, giúp đỡ khách hàng đến tảo mộ. Ngoài ra tại đây còn cung cấp hoa tươi được trồng tại hoa viên. Các phần mộ tại đây được chăm sóc kĩ lưỡng vì thế việc tảo mộ cũng rất nhẹ nhàng.