Chùa Phổ Quang – Ngôi chùa cổ kính tại thành phố Hồ Chí Minh
Một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu năm được xây dựng rất trang nghiêm tại Hồ Chí Minh không thể không kể đến chùa Phổ Quang. Những tòa nhà chọc trời mà chúng ta dễ dàng bắt gặp tại ngôi chùa này. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, nơi đây được nhiều người dân thành phố thường xuyên thăm viếng, cầu phúc, thể hiện lòng tôn kính, tín ngưỡng phật giáo
Vị trí của chùa Phổ Quang
Nằm ở vị trí: số 64, Huỳnh Lan Khanh, phường 2, Tân Bình, cách trung tâm hành chính quận Tân Bình khoảng 3.7km. Với một không gian thanh tịnh, được thời cúng, chiêm bái lễ chùa trong hàng chục năm qua. Chùa Phổ Quang Tân Bình đã khắc sâu trong lòng người dân thành phố như một chốn linh thiêng, là nơi để tịnh tâm, cầu bình an, niệm phật thể hiện lòng tôn kính với các vị Chư Phật.
Lịch sử phát triển của chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang được xây dựng từ năm 1951, do hòa thượng Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng. Trong giai đoạn đầu chùa có kiến trúc rất đơn giản.
Năm 1961, chùa Phổ Quang được xây dựng lại dựa lên trên thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo.
Năm 1999, chùa Phổ Quang được giao cho Thành hội Phật giáo TPHCM quản lý. Trải qua nhiều thăng trầm với nhiều sự kiện đã xảy ra, chùa Phổ Quang đã xuống cấp một cách trầm trọng.
Năm 2010, Ban Trị sự Phật giáo Hồ Chí Minh đã tiết thành trùng tu toàn diện và mở rộng khuôn viên chùa để có sự khang trang, thanh tịnh trên khuôn viên hơn 6.000m2 như ngày hôm nay.

Tổng quan kiến trúc của chùa Phổ Quang
Được tu sửa toàn diện vào năm 2010, nên kiến trúc chùa Phổ Quang được xây dựng theo hướng hiện đại với nền móng chắc chắn, sử dụng những vật liệu hiện đại.
Tuy nhiên, bên trong vẫn được xây dựng bằng những trụ cột bằng gỗ có hoành lớn đồ sộ, tạo sự cổ kính, trang nghiêm cho ngôi chùa. Mái được thiết kế nhiều tầng, đầu đao vuốt công lên trên, được lợp ngói vảy kết hợp hai màu đỏ nâu và xanh rêu rất đặc sắc. Trên mái còn được điêu khắc các hình rồng phượng trên các đỉnh cao.

Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Phổ Quang mang thiên hướng theo lối chùa cổ thời Lý. Khuôn viên chùa được trồng nhiều canh xanh kết hợp với các kiến trúc như cầu, đá trang trí, gạch ốp lát bằng gốm đất nung tạo sự yên tĩnh, thành bình. Tách biệt ngôi chùa Phổ Quang ra khỏi sự ồn ào náo nhiệt của thành phố.

Xem thêm về chùa Pháp Hoa
Các công trình của chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang theo hệ phái Bắc tông, bên trong chùa được thờ phụng tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị phật khác nhau. Trong đó tượng Phật Thích Ca cao 7 m, mạ vàng nằm giữa điện Di Đà. Tượng được điêu khắc, trang trí tinh xảo trên từng đường nét thể hiện sự nhân hậu nhưng đầy uy nghiêm. Hai bên trưng bày các tượng Thập Diện Diêm Vương bằng gỗ cùng đồ thờ.
Trong khuôn viên chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt trong một quần thể núi non bộ lớn, miệng hang được trang trí điêu khắc nhiều hình đầu rồng rất độc đáo.

Đến đây bạn sẽ thấy được sự trang nghiêm và linh thiêng bởi các làn khói ngi ngút phản chiếu trong những tia sáng mập mờ bên trong hang núi.
Các vật dụng thờ cúng trong chùa Phổ Quang Tân Bình đều là các sản phẩm gốm sứ được sản xuất thủ công và trang trí rất công phu, để thể hiện lòng tôn kính đến các vị Chư Phật.
Khuôn viên chùa được trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát, đặc biệt là cây sala một loại cây tượng trưng cho nhà Phật. Đặc biệt trong mùa ra hoa, các cây sala tỏa một mùi thơm nhẹ nhàng phảng phất khiến những ai đến đây đều thích và cảm thấy tịnh tâm.

Xem thêm về chùa Vĩnh Nghiêm
Hoạt động của chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang mở cửa từ 6h đến 20h hằng ngày. Trong khung giờ này, mọi người có thể đến tham quan, cúng bái, cầu phúc, niệm phật…Đến đây, mọi người như trút bỏ được mọi vướng bận, lo toan trong cuộc sống hối hả.
Chùa Phổ Quang còn là nơi tổ chức các hoạt động Phật giáo lớn trong năm ở thành phố Hồ Chí Minh như: Lễ Thượng Nguyên 15 tháng 01 âm lịch, lễ Phật đản ngày 15 tháng 4 âm lịch, lễ Vu Lan 15 tháng 7 âm lịch, vía Đạt Ma sư tổ 05 tháng 10 âm lịch, lễ Hạ Nguyên 15 tháng 10 âm lịch…

Dù cuộc sống hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì hoạt động tín ngưỡng Phật giáo trong văn hóa của đại đa số người Việt là điều không thể thiếu.
Những ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là nơi để thờ phụng Phật, thể hiện lòng tín ngưỡng phật giáo. Chùa còn là nơi để mọi người có thể nghỉ ngơi, tịnh tâm, tạm thời rời bỏ cuộc sống xô bồ, hối hả ngoài xã hội. Là nơi giúp con người quay đầu hoàn thiện, cầu phúc cho những người thân yêu.
Xem thêm các dịch vụ tang lễ tại Sala Garden