Cúng viếng tang lễ là biểu hiện tình cảm sâu nặng của những người trong họ tộc. Của bà con trong xóm làng, ngoài làng ở cộng đồng dân cư và của các cơ quan đoàn thể đối với người quá cố. Đến chia buồn với gia đình và tỏ lòng thương cảm, thắp nén nhang để vĩnh biệt người đã khuất. Dù bận rộn đến đâu cũng thu xếp về, không quản đường xá xa xôi cố gắng đến kịp trước giờ an táng với tấm lòng “nghĩa tử là nghĩa tận!”.Khi đi dự đám tang bạn cần thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói,từng hành động để tránh mang tai tiếng và làm mất lòng gia chủ.
Tránh ăn nói lớn tiếng hay vui đùa quá trớn
Trong quá trình cúng viếng tang lễ thì cần chú ý ăn nói nhỏ nhẹ, tránh gây ra những tiếng nói lớn hay ồn ào làm đả động đến linh hồn người chết, làm ảnh hưởng đến buổi lễ.
và cũng không thể hiện sự lịch sự.
Nên mặc đồ lịch sự, tối màu
Không ai đến cúng viến mà mà lại mặc đồ quá sặc sỡ, trang điểm đậm điều này sẽ làm cho người khác nghĩ mình không hiểu lễ nghĩa cũng như trong tang lễ luôn thể hiện sự ưu buồn, mất mát, chia ly nên không được phá vỡ bầu không khí đó.
Có nên mua trước đất nghĩa trang cho người sống
Tránh để nhạc chuông điện thoại lớn
Trong buổi cúng viếng tang lễ, người đi cúng viếng cũng lưu ý nên để chế độ điện thoại nhỏ để tránh trường hợp có người gọi tới chuông reo to, hoặc có nhạc vui nhộn tạo hình ảnh không hay trong buổi cúng viếng.
Không ai đến cúng viếng tang lễ mà mà lại mặc đồ quá sặc sỡ, trang điểm đậm điều này sẽ làm cho người khác nghĩ mình không hiểu lễ nghĩa cũng như trong tang lễ luôn thể hiện sự ưu buồn, mất mát, chia ly nên không được phá vỡ bầu không khí đó.
Kiêng để người già yếu, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người bị chó cắn đi kính viếng tang lễ
Người mất nhiệt sẽ luôn luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, trong quá trình cúng viếng tang lễ người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh (mắc hơi) mà ốm.
Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang lễ, người ta nên đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí. Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối không được đến gần đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết
Lưu ý kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
Cách vái lạy khi đi cúng viếng tang lễ
Quan niệm về lạy khi đi cúng viếng tang lễ cũng có nguyên tắc:
– Khi người quá cố còn chưa an táng (mặc dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái).
– Một số gia đình để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy và 2 vái, tiếp đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).
– Khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lạy 4 lạy và vái 3 vái.
– Trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà, người đến cúng viếng tang lễ, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, của người quá cố, thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi.
Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.
Xem thêm một số dịch vụ tang lễ trọn gói